Mảng và đường nét là những yếu tố cơ bản trong xây dựng cấu trúc cho một bài trang trí màu, quyết định yếu tố thẩm mỹ của sắp xếp màu sắc cho hài hòa. Tuy nhiên, khi bắt đầu tự học vẽ mảng nhiều bạn lại cảm thấy bối rối vì không biết bắt đầu từ đâu, làm sao mảng đẹp, chuyển màu tốt và thu hút. Chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu cách xử lý đường nét chia mảng trong Trang trí màu nhé!
1. Xác định vị trí, kích thước và hướng của chính – phụ
Trong mọi loại hình từ cách điệu đến chia mảng nền bài Trang trí màu, chúng ta đều phải xác định điểm chính – phụ và từ đó xác định hướng chuyển động trong bài. Để xác định hướng chuyển động, chúng ta theo dõi các bước làm sau:
- Xác định vị trí và hướng di chuyển của chính – phụ trong bài qua 4 điểm vàng.
Tài liệu tham khảo: Bố cục trong môn Trang trí màu
- Từ vị trí và hướng di chuyển của chính phụ, tạo đường liên kết và chuyển động của nền:
+ Liên kết chính – phụ.
+ Tạo hướng nhìn vào chính – phụ.
2. Vẽ mảng – hướng dẫn và lỗi cần tránh
Khi đã có hướng chuyển động trong bài thì ta cần “kết hợp thêm các nguyên lý thị giác cơ bản” phù hợp với đường nét trong chính phụ nhằm chia các mảng lớn có tính chia cắt các khu vực trong bài hay tạo độ chuyển cho bài.
Có các cách chia mảng nền lớn như sau:
– Dùng đường nét trong chính phụ gợi đường nét bên ngoài.
– Tạo mảng lửng (không cắt qua chính – phụ, chủ yếu tạo hướng trong bài)
– Dùng họa tiết liên quan tới chủ đề bài vẽ để tạo mảng có ý nghĩa
Ví dụ: Chủ đề rừng -> vẽ cây cỏ, chủ đề biển -> vẽ san hô, bong bóng nước…
Lỗi cần tránh khi chia mảng:
+ Vẽ mảng đều về khoảng cách/ kích thước: Khi vẽ 2 mảng có khoảng cách từ đầu đến cuối hay các mảng có kích thước tương đồng nhau sẽ gây nhàm chán trong bài -> Thay vào đó dùng mảng to nhỏ khác nhau sẽ tạo nhịp điệu hay sự tăng tiến, tăng tính thu hút thị giác hơn.
+ Vẽ quá nhiều mảng chồng lên nhau: Chồng lớp là một yếu tố thị giác hữu ích, nhưng nếu quá lạm dụng chồng lớp thì sẽ gây rối mắt, bản thân người vẽ khó xử lý được vị trí đó -> Cần chồng lớp vừa phải, không cắt mảng bé quá nhiều lần.
Xem thêm: Cách xử lý nền trong môn trang trí màu
3. Thêm yếu tố phụ
Sau khi vẽ các đường nét và chia mảng lớn, thêm một số yếu tố nhỏ nhằm tạo điểm nhấn và phủ phần không gian còn trống trong bài. Có những loại yếu tố phụ sau:
- Mảng nhỏ: Có thể dùng hình học cơ bản (hình tròn, hình chữ nhật, tam giác,…) hay các hình dạng có liên quan đến chủ đề bài.
- Mache: là những đường line tạo họa tiết ẩn hay nhằm mục đích tạo điểm nhấn hay làm rõ hoa văn, họa tiết (nếu có)
Qua những hướng dẫn trên, Zest mong bạn hiểu hơn và dễ dàng bắt đầu chia mảng nền hay cả trong cách điệu, để chúng ta có thể cùng nhau ôn luyện bộ môn Trang trí màu thật hiệu quả nhé!
Tham khảo thêm nhiều bài hướng dẫn vẽ trang trí màu: Tự học vẽ cùng Zest
Tác giả: GV Nhã Linh – Team Zest Luyện thi
Lưu ý: Bài viết thuộc sở hữu trí tuệ của Zest Art, nghiêm cấm sao chép nội dung và hình ảnh dưới mọi hình thức.