Cùng với mắt, miệng là một trong những cơ quan giúp biểu lộ hầu hết cảm xúc, đặc điểm của khuôn mặt người. Nhưng tỷ lệ thuận với mức độ quan trọng của nó, miệng rất khó để miêu tả vì có đa dạng hình thù, ngoài ra, với đặc tính mềm dẻo, miệng cũng dễ dàng thay đổi theo tuổi tác, biểu cảm, giới tính… Nhưng để chinh phục được những bức chân dung chứa đầy thần thái, chúng ta không thể bỏ cuộc đúng không nào? Hãy cùng Zest tìm hiểu cách vẽ miệng tượng thạch cao nhé.
Xem thêm: Lưu ý khi vẽ ngũ quan tượng thạch cao (phần mắt và mũi)
1.Trục môi:
Ta đã làm quen với khái niệm trục dọc khuôn mặt là đường nối của trung điểm chân mày và trung điểm cằm. Tuy nhiên, miệng có cấu trúc hình vòm cầu, do đó, trục miệng tách biệt với trục dọc của gương mặt. Với xương hàm và răng ở bên dưới, phần lớn các diện của môi là diện cong -giống như khối cầu – nên trục của môi sẽ là một đường cong. Trục môi sẽ bắt đầu từ giữa gầm mũi cho tới giữa cằm.
Tính chất trục miệng: chia đôi miệng theo chiều dọc. Khi ở góc nhìn trực diện, trục miệng sẽ trùng với trục dọc khuôn mặt. Nhưng khi ở góc nghiêng, ví dụ góc ¾ hoặc 2/3, trục miệng sẽ cong theo cấu trúc vòm miệng và môi. Ngoài ra, khi nghiêng mặt đi, tỷ lệ phân chia 2 bên trục sẽ bị ảnh hưởng bới quy luật “ Gần-lớn, xa-nhỏ”, nửa bên ở gần so với tầm mắt người nhìn sẽ nhiều hơn nửa bên ở xa.
2. Hình khối cấu trúc đơn giản:
Hình dáng môi của con người rất da dạng: có người có môi dày, có người có môi dày,… Nhưng nhìn chung, cấu trúc tất cả loại môi là như nhau và mỗi thành phần của môi đều có 1 khuôn hình chung
Chúng ta có thể chia môi thành 4 phần:
- Nhân trung: Hình thang dài
- Môi trên: Hình thang ngang
- Môi dưới: Hình thang ngang
- Gầm môi: là một bề mặt cong, có thể chia làm 3 diện nhỏ, lần lượt từ trái sang phải: tam giác – hình thang – tam giác.
3. Biểu cảm khóe môi
Cơ quan biểu thị biểu cảm xúc chính của phần miệng chính là ở 2 mép mô, tuy là đặc điểm nhỏ nhưng rất quan trọng. Do là nơi tiếp nối với nhiều loại cơ điều khiển cảm xúc trên khuôn mặt người, nên việc mép môi di chuyển lên xuống sẽ tạo nên thần thái cho tượng. Hơn nữa, mép môi cũng cấu thành sự đa dạng về hình dáng khuôn miệng mỗi người, rất có ích trong thiết kế chân dung nhân vật.
Ta sẽ có 3 biểu cảm chính của tượng:
Trạng thái buồn: Khóe môi sẽ trĩu/hướng xuống
Trạng thái vui: Khóe môi sẽ hướng lên
Trạng thái bình thường: Khóe môi sẽ nằm ngang
Khi vẽ miệng, ta đầu tiên xác định hai mép môi và điểm đầu môi ở trung tâm trước, từ đó đó mới bắt đầu thiêm những chi tiết như môi trên, môi dưới, nhân trung,…
Zest hy vọng với những tips vẽ tượng như thế này có thể giúp ích được nhiều cho bạn trong quá trình học vẽ của mình!
Tham khảo thêm nhiều bài hướng dẫn vẽ tượng thạch cao tại: Tự học vẽ cùng Zest
Tác giả: GV Lê Bảo – Team Zest Luyện thi
Lưu ý: Bài viết thuộc sở hữu trí tuệ của Zest Art, nghiêm cấm sao chép nội dung và hình ảnh dưới mọi hình thức.