Ngũ quan chiếm những vị trí quan trọng trong một bài vẽ tượng thạch cao. Ngũ quan của mỗi tượng đều mang phong cách khác nhau. Nếu nắm chắc về từng phần cấu hình của ngũ quan sẽ có lợi cho việc thể hiện một cách sinh động chính xác. Trước khi vẽ chân dung bằng thạch cao cần phải nghiên cứu chi tiết đối với từng ngũ quan. Dưới đây sẽ là tips vẽ ngũ quan đơn giản cực chi tiết mà Zest muốn chia sẻ với các bạn. Giúp các bạn có thể luyện tập thêm khi học luyện thi vẽ online.
I. PHẦN MẮT
1. Chú ý phối cảnh:
- Định luật gần lớn – xa nhỏ: Trong không gian, dù cho vật có cùng kích thước với nhau, những vật ở xa đều được nhìn thấy nhỏ hơn so với những vật ở gần mình. Chẳng hạn như máy bay trên bầu trời khi so sánh với bàn tay của chúng ta. Vì thế lúc vẽ mắt, chúng ta cũng cần phải tuân thủ quy tắc đó. Khi đầu tượng xoay về bên trái, mắt trái sẽ nhỏ hơn mắt phải.
- Riêng với góc trực diện thì kích thước hai mắt sẽ bằng nhau.
2. Hiểu rõ cấu trúc của mắt:
Cấu trúc là một phần không thể thiếu, hay nói cách khác, rất quan trọng trong môn vẽ. Để vẽ được thứ gì đó, điều đầu tiên ta cần phải hiểu vật đó được cấu tạo như thế nào. Đối với Mắt, cấu tạo sẽ gồm: Tròng mắt, con ngươi, mi mắt trên/dưới, bọng mắt và khóe mắt
3. Tỷ lệ của mắt
Sau khi xác định bố cục bài vẽ, phân chia tỷ lệ sẽ là giai đoạn mô tả vóc dáng, đặc điểm của tượng. Đối với mắt, ta phải luôn chú ý rằng bề ngang của mắt sẽ nhỏ hơn bề ngang của mũi. Và, với góc trực diện, khoảng cách hai mắt, sẽ bằng bề ngang một mắt.
II. PHẦN MŨI
Mũi nằm ở giữa khuôn mặt, được coi là bộ phận gắn kết các ngũ quan khác. Tuy nhiên, ngũ quan này tương đối khó vì mũi có nhiều dáng khác nhau cũng như độ xiên khác nhau tương ứng với góc vẽ.
1. Khuôn hình đơn giản:
- Khi bắt đầu vẽ bất kỳ mẫu nào, chúng ta sẽ luôn bị thu hút bởi những chi tiết nhỏ và phức tạp. Khi đó, ta sẽ tự động sao chép những hình ảnh ấy và muốn thể hiện chúng trên trang giấy để miêu tả vẻ đẹp của vật mẫu.
- Tuy nhiên, việc khởi đầu bằng những chi tiết nhỏ sẽ dễ khiến ta gặp khó khăn trong việc canh bố cục cũng như tỷ lệ mẫu.
- Để có một bài vẽ tốt, điều đầu tiên chúng ta nên làm là giản lược chi tiết mẫu vật hoặc một cụm mẫu vật thành hình dáng cơ bản.
- Riêng với trường hợp vẽ mũi, khuôn hình của mũi sẽ là hình thang.
Phương pháp này được gọi là “Khuôn hình”.
2. Hình khối cấu trúc đơn giản:
- Mỗi người sẽ có hình dáng mũi (to, nhỏ, cao, thấp…) khác nhau. Nhưng nhìn chung, tất cả mọi người đều sẽ có chung cấu trúc mũi.
- Để làm rõ cấu trúc mũi, ta chia mũi thành 4 phần
– Xương nêm: Hình thang
– Sống mũi: Hình khối hộp
– Thành hai bên mũi: Hình tứ giác
– Đáy mũi: Hình thang
- Xác định cấu trúc mũi và khuôn thành những khối cấu trúc đơn giản sẽ giúp ta trong việc dựng hình mũi tốt hơn.
3. Xác định độ xiên của mũi:
- Để xác định được độ xiên của mũi khi vẽ những góc ngang ¾, “dóng” là phương pháp rất hữu ích.
- Lấy đầu mũi làm tâm, sử dụng một đường thẳng kéo dài theo chiều dọc và song song với cạnh giấy.
- Dóng đường thẳng từ đầu mũi cắt vị trí nào trên đường chân mày, ta sẽ xác định được độ xiên của mũi.
Bạn nên thành thạo các bước vẽ ngũ quan trước khi vẽ tượng thạch cao mảng căn bản nhé. Hy vọng rằng tips vẽ này sẽ giúp bạn xử lý tốt hơn bài vẽ của mình!
Tham khảo thêm nhiều bài hướng dẫn vẽ tượng : “Tự học vẽ cùng Zest”
Tác giả: GV Trí Lê – Team Zest luyện thi
Lưu ý: Bài viết thuộc sở hữu trí tuệ của Zest Art, nghiêm cấm sao chép nội dung và hình ảnh dưới mọi hình thức.