Thuyết “Đa trí tuệ” là một lý thuyết về trí thông minh của con người. Được Giáo sư tâm lý học người Mỹ Howard Gardner đề xuất và phát triển.
Theo ông trí thông minh cần được nhìn nhận theo nhiều cách, có tính đa dạng. Qua đó cho thấy rằng việc giỏi toán học hay giỏi ngôn ngữ không phải là bằng chứng duy nhất cho sự thông minh của trẻ.

Mỗi đứa trẻ đều mang đầy đủ các loại hình thông minh. Tuy nhiên tùy thuộc vào cấu trúc sinh học cũng như môi trường giáo dục được thu hưởng. Mà trẻ sẽ có cơ hội để thể hiện những loại hình thông minh thế mạnh.
Xem thêm: 8 Lợi ích của việc học vẽ dành cho trẻ
8 loại hình thông minh được ông đề xuất đến hiện tại và vẫn đang được bổ sung:
1. Trí thông minh không gian
Trí thông minh không gian liên quan đến việc suy nghĩ bằng hình ảnh, biểu tượng và khả năng cảm nhận, chuyển đổi và tái tạo các góc độ khác nhau của thế giới không gian trực quan.
Nghề nghiệp phù hợp
Trang trí nội thất, thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa, vẽ tranh minh họa, quay phim, kiến trúc sư, phi công. Bác sĩ phẫu thuật, điêu khắc gia, thiết kế sân khấu, thiết kế ngoại cảnh. Thiết kế thời trang và trang sức, nghệ nhân thủ công.

2. Trí thông minh vận động
Thể hiện sự linh hoạt của cơ thể, bao gồm tài năng trong việc điều khiển các hoạt động về thân thể. Khiến các hoạt động của thân thể và các thao tác cầm nắm một cách khéo léo.
Nghề nghiệp phù hợp
Vận động viên thể thao, vũ công, bác sĩ phẫu thuật. Huấn luyện viên thể dục thể thao, nghệ sĩ múa, quân nhân, thợ thủ công, nhà sáng chế, nhà vật ký trị liệu.


3. Trí thông minh âm nhạc
Là khả năng cảm nhận, thưởng thức và tạo ra các tiết tấu nhịp điệu.
Nghề nghiệp phù hợp
Ca sĩ, nhạc sĩ, giám đốc sản xuất âm nhạc, trị liệu bằng âm nhạc, giáo viên âm nhạc, nhạc trưởng, kỹ sư âm thanh, nhân viên thu âm.
4. Trí thông minh ngôn ngữ
Là khi cá nhân đó thể hiện sự linh hoạt, sắc sảo. Hoặc phú hợp trong việc sử dụng ngôn ngữ để tranh biện, thuyết phục, ha hướng dẫn hiệu quả thông qua sử dụng lời nói.
Nghề nghiệp phù hợp
Đó chính là diễn giả, nhà báo, nhà văn, người viết quảng cáo, dịch giả, bình luận viên, phát thanh viên truyền hình, luật sư hay người nói trước công chúng.
5.Trí thông minh giao tiếp
Đây là năng lực hiểu và tương tác tốt với mọi người khác, khả năng này còn thể hiện bằng việc có thể hiểu, đánh giá được nội tâm của những người xung quanh.
Nghề nghiệp phù hợp
Quan hệ xã hội, đại lý du lịch, nhân viên bán hàng, ngành marketing, lãnh đạo. Quan hệ công chúng, chính trị gia, tư vấn viên, giáo viên, nhân viên hành chính.

6. Trí thông minh logic-toán học
Loại hình thông minh đối với những con số và sự logic.
Nghề nghiệp phù hợp
Môi giới chứng khoán, kế toán, kiểm toán, bảo hiểm, ngân hàng, nhà hùng biện, thẩm phán, dược sĩ, chuyên viên thống kê, nhà logic học, kỹ sư máy tính, lập trình máy tính, nghiên cứu khoa học, công tố viên, giáo viên dạy toán.

7. Trí thông minh nội tâm
Là năng lực tự nhận thức về bản thân, một người có tư duy này có thể dễ dàng tiếp cận và nhìn rõ được những cảm xúc của bản thân mình
Nghề nghiệp phù hợp
Nhà tâm lý học, nhà trị liệu triết gia, lãnh đạo tổ chức, công tác xã hội, chuyên viên chăm sóc sức khỏe thần kinh, nhà nghiên cứu.

8. Trí thông minh thiên nhiên
Là khả năng tinh thông trong việc nhận dạng và phân loại vô số chủng loại động thực vật trong môi trường.
Nghề nghiệp phù hợp
Thiết kế cảnh quan, bác sĩ thú y, người làm nông nghiệp, hướng dẫn viên du lịch. Nhà khí tượng học, nhà bảo tồn học, người huấn luyện thú, quản lý sở thú.

Cuộc sống ngày càng phát triển và trẻ em ngày càng có nhiều cơ hội để khám phá thế giới xung quanh. Từ đó trẻ được phát triển những khả năng tiềm ẩn của chính mình. Những thước đo cứng nhắc không còn hiệu quả. Và còn làm cho trẻ trở nên rập khuôn, không phát triển toàn diện.
Với vai trò là nhà trường và phụ huynh chúng ta nên làm gì và không nên làm gì:
Chúng ta NÊN
– Hãy tạo điều kiện để con trẻ tiếp nhận thế giới và kiến thức theo nhiều cách khác nhau. Khi được tiếp cận theo cách mình thích, trẻ dễ dàng hơn trong việc hiểu và ghi nhớ thông tin.
– Cá nhân hóa việc học: Việc dạy học phân hóa là điều cần thiết vì không phải tất cả học sinh đều có chung phong cách học tập. Hãy tránh một phương pháp giảng dạy theo kiểu “một cỡ vừa cho tất cả”, hãy suy nghĩ về nhu cầu và sở thích của trẻ.
Chúng ta **KHÔNG NÊN:**
Dán nhãn học sinh với một loại trí thông minh đặc biệt: Khi dán nhãn học sinh với một loại trí thông minh, giáo viên sẽ khiến học sinh mất cơ hội để có những trải nghiệm học tập phong phú. Việc kết luận một học sinh có trí thông minh ngôn ngữ. Hay có trí thông minh về hình ảnh có thể làm học sinh mất hứng thú khám phá những cách suy nghĩ và học tập khác. Hoặc phát triển các kỹ năng mà trẻ yếu hơn.