Nhiều nghiên cứu về tâm lý học và sinh lý học thần kinh đã kết luận rằng: Hoạt động vẽ tranh có thể giúp trẻ em phối hợp hoạt động của não trái và não phải. Đồng thời giúp trẻ phát triển nhận thức và phản ánh cảm xúc của mình đối với thế giới xung quanh.
👉 Từ 1 – 2 tuổi, trẻ bước vào giai đoạn cầm bút vẽ “tranh”. Lúc này, trẻ chưa hiểu tranh là gì, vẽ ở thời điểm sẽ phát triển triển dần từ những dấu chấm (gia đoạn 1 tuổi). Rồi chuyển dần thành những vẽ nguệch ngoạc chạy qua chạy lại như cánh quạt (giai đoạn 1,5 tuổi)
👉 Từ 2-3 tuổi: nét vẽ của trẻ phát triển hơn, trẻ có thể vẽ những những hình tròn như xoáy nước (giai đoạn 2-2,5 tuổi)
👉 Từ 3-4 tuổi: trẻ bắt đầu thức “vẽ tranh là gì, khi nào là cầm 1 đồ vật, khi nào là cầm bút vẽ tranh”. Trẻ còn có thể đặt tên cho bức tranh và kể với ba mẹ là trẻ đang vẽ về điều gì.
👉 Từ 4-5 tuổi: trẻ tập trung nhiều hơn vào việc bức tranh này vẽ về điều gì, trong tranh có gì, có những đặc điểm màu sắc như thế nào?
👉 Từ 6 tuổi: trẻ chăm chút nhiều hơn cho bức tranh về cả nội dung, chi tiết và màu sắc. Những bức tranh hoàn chỉnh dần theo thời gian được thể hiện từ độ tuổi này
Lợi ích của việc học vẽ:
1. Rèn luyện khả năng quan sát:
Trẻ sẽ quan sát thật kĩ xem hình dạng của sự vật như thế nào. Có đặc điểm gì khác với những sự vật khác. Màu sắc có giống với màu trẻ yêu thích hay không. Còn khi trẻ phải tự sáng tạo để vẽ 1 bức tranh, nó đồng nghĩa với việc trẻ đã nhớ về sự vật đó thông qua việc quan sát vật đó rất nhiều lần.
2. Rèn luyện trí nhớ:
Để có thể không cần tranh/ mẫu mà vẫn có thể vẽ được những gì trẻ mong muốn. Điều đó cần khả năng nhớ lại của trẻ. Ví dụ như khi nhắc đến con thỏ, trẻ có thể nhớ bạn thỏ trông như thế nào. Nhưng để có thể vẽ lại trên giấy, bé sẽ cần nhớ nhiều hơn đến những đặc điểm nổi bật.: Có đôi tai dài, có 2 chiếc răng to, màu lông trắng/nâu, ăn rau và cà rốt… Việc thường xuyên tiếp nhận thông tin và nhớ lại là một trong những cách tốt nhất giúp trí não trẻ phát triển.
3. Rèn luyện sự khéo léo tỉ mỉ:
Hoạt động vẽ tranh nói riêng và các hoạt động tạo hình nói chung (gấp giấy, làm đồ chơi thủ công, nặn đất sét…). Là công cụ chính giúp trẻ rèn luyện và thể hiện trí thông minh vận động. Ngoài ra khi tập trung để có thể thực hiện được những đường nét hay nếp gấp tỉ mỉ. Giúp rèn được tính kiên nhẫn, sự tập trung khi làm việc.
4. Phát triển trí tưởng tượng:
Theo tâm lý học phát triển, từ 3-5 tuổi được xem là độ tuổi vàng” cho sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ. Trí tưởng tượng đó thể hiện trẻ nhìn nhận thế giới như thế nào. Tổ hợp lại những thông tin đó và thể hiện chúng ra sao. Qua những hình vẽ và màu sắc độc đáo mà đôi lúc chúng ta không hiểu được. Đừng vội kết luận là bé vẽ sai hay chưa tốt. Hãy trò chuyện cùng con trẻ, cùng “xem tranh” và rồi ba mẹ sẽ được nghe. Vì sau con vẽ bạn thỏ màu tím, lá cây màu đỏ còn bạn mèo lại có cái đuôi dài đến thế.
“Tôi mất 4 năm để có thể vẽ được như Raphael, nhưng phải dành cả đời để vẽ như một đứa trẻ”_Picasso_
5. Vui vẻ và giảm stress:
Một trong nhiều điều đặc biệt mà các thầy cô của mảng mỹ thuật thiếu nhi, là được lắng nghe trẻ kể về một ngày của mình trải nghiệm những gì? Tuần này của trẻ dài như thế nào. Vẽ tranh và trò chuyện cùng thầy cô luôn là khoảng thời gian vui vẻ nhất trong tuần. Các bạn không chỉ được chia sẻ với giáo viên mà còn được nói và nghe những câu chuyện của các bạn học chung. Chỉ riêng việc chia sẻ và được chia sẻ đã giúp trẻ giảm stress rất rất nhiều rồi ba mẹ.
6. Tranh vẽ là công cụ giúp trẻ bộc lộ nội tâm:
Trẻ em không giống như người lớn chúng ta. Có thật nhiều ngôn từ để thể hiện tâm tư tình cảm. Thế nhưng bức tranh vẽ lại 1 chuyến đi chơi cùng gia đình thể hiện được trẻ có khoảng thời gian thú vị như thế nào. Một tấm thiệp tỉ mỉ tự tay làm nhân ngày của mẹ cho thấy trẻ yêu mẹ mình nhiều bao nhiêu… Với trẻ, tranh vẽ là công cụ giúp trẻ thể hiện những mong muốn mà ở lứa tuổi này, ngôn từ chưa thể hiện được hết.
7. Vẽ tranh giúp não trái và não phải cũng như các vùng trên vỏ não phối hoạt động cùng nhau:
Hai bán cầu đại não và các vùng trên não đảm nhiệm những chức năng khác nhau để đảm bảo cho các hoạt động sống của chúng ta. Khi vẽ tranh, trẻ quan sát đặc điểm hình dạng màu sắc, ghi nhớ chúng và thể hiện lại trên tranh vẽ một cách sáng tạo. Tranh vẽ còn là công cụ thể hiện nhận thức và cảm xúc của trẻ với thế giới xung quanh. Tất cả những hoạt động đó được diễn ra cùng lúc, giúp bộ não trẻ được kích thích và phối hợp làm việc hiệu quả hơn.
8. Phát triển khả năng giao tiếp và ngôn ngữ:
Một yếu tố nữa ít được nhắc đến trong hoạt động vẽ tranh đó là khả năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ. “Mắt thấy, tai nghe, tưởng tượng và cùng vẽ tranh nào”. Thông qua hướng dẫn của thầy cô và sự gợi ý của các bạn khi làm việc nhóm. Trẻ tích lũy không chỉ hình ảnh, tranh vẽ mà còn làm phong phú thêm vốn từ của của mình.
Tuy nhiên không phải trẻ nào cũng yêu thích vẽ tranh. Và tình yêu nào cũng cần được nuôi dưỡng.
– **Tạo cho con môi trường phù hợp
Tùy theo độ tuổi và sở thích của trẻ, ba mẹ hãy chuẩn bị dụng cụ phù hợp như bảng vẽ hoặc tờ giấy vẽ khổ lớn. Các đồ đi kèm như bút chì màu, chì sáp, sơn, phấn dầu…. Ba mẹ nên thoải mái với cách trẻ tạo ra bức tranh. Nhưng cần chú ý tư thế ngồi cũng như cách trẻ cầm bút.
– **Khuyến khích và nuôi dưỡng tình yêu của trẻ với nghệ thuật**
Khi trẻ tập trung vẽ, hãy cho trẻ có cơ hội tập trung và đắm chìm vào thế giới tưởng tượng của chúng. Thay vì đặt câu hỏi, chê trẻ vẽ xấu hay nói “chả hiểu vẽ cái gì”… Tuyệt đối không nên sử dụng khuôn mẫu để bắt trẻ sao chép. Điều này sẽ hạn chế trí tưởng tượng của trẻ và làm giảm nhiệt huyết của bé với hội họa.
Đặc biệt là vẽ tự do là loại hình thể hiện cảm xúc của trẻ. Do đó, cha mẹ không nên đánh giá tranh của con mình dựa trên tiêu chí “vẽ đẹp hay không”, “vẽ có giống hay không”. Mà nên cảm thụ những gì bé muốn thể hiện trong tranh. Hiểu những gì bé muốn thể hiện bằng sự quan tâm và tôn trọng.
– **Cho trẻ có cơ hội tự cảm nhận, khám phá thế giới tự nhiên**
Hãy để trẻ trực tiếp khám phá tự nhiên và đưa những gì mình tích lũy được vào trong tranh vẽ. Cha mẹ có thể thường xuyên đưa con đi tiếp xúc với môi trường tự nhiên. Như núi rừng, biển cả, hoặc đến những nơi như cửa hàng, phòng triển lãm, đường phố…. Trò chuyện với con nhiều hơn về cuộc sống. Hãy cùng con trò chuyện về những bức tranh chúng vẽ. Lắng nghe chúng diễn giải để hiểu hơn về nội tâm của trẻ, từ đó biết được niềm yêu thích của bé.