Ở tips trước, mình đã chia sẻ đến các bạn phương pháp giản lược hình để hỗ trợ các bạn dựng hình trong môn học tĩnh vật rồi đúng không nào. Vậy thì hôm nay mình quyết định làm một chuỗi bài về môn tĩnh vật – PHÂN TÍCH CHẤT LIỆU để hỗ trợ các bạn đánh bóng nhé !
Ngày hôm nay sẽ là phần đầu tiên trong chuỗi bài phân tích chất liệu của mình, các bạn hãy tham khảo và đón đọc các phần mới nha. Chúng ta hãy đi đến mục đầu tiên và không thể thiếu trong bài viết chia sẻ ngày hôm nay:
Đặc điểm chất liệu: Thạch cao – Gạch – Gỗ
1. Tương phản
- Đối với cả ba chất liệu thạch cao, gạch, gỗ đều có sắc độ tương phản rất rõ ràng, dễ dàng để chúng ta nhận biết.
2. Highlight
- Ở cả ba chất liệu thạch cao, gạch, gỗ, chúng ta sẽ khó thấy highlight vì nó không rõ rõ ràng.
3. Đường tối
- Tương tự với tương phản, cả ba vật liệu đều nhìn thấy rất rõ ràng, dễ dàng nhận biết.
4. Phản quang
- Thạch cao, gỗ: Với hai chất liệu này thì phản quan rất rõ ràng, dễ dàng nhận biết.
- Tuy nhiên với gạch thì lại ngược với hai vật liệu trên, phản quang ở vật này khá mờ.
5. Hình phản chiếu
- Cả ba vật liệu thạch cao, gạch gỗ, đều không có hình phản chiếu lên nó.
Texture bề mặt chất liệu
1. Thạch cao
- Đối với thạch cao, chúng ta sẽ đánh nét đều và sát nhau.
- Một điểm các bạn có thể thấy rõ ràng trên mẫu vật đó là thạch cao sẽ nhận phản quang ở vùng tối.
- Bề mặt có độ nhám nhẹ, có sắc độ chuyển êm dần từ đậm sang nhạt.
2. Gạch
- Với gạch, hãy đan nét như bình thường và cho nét ngắn lại một xíu. Cần chuyển hướng liên tục để tạo bề mặt trầy xướt => giống thật.
3. Gỗ
- Nét đánh bóng ở gỗ: Đừng nên đổi chiều quá nhiều, đánh dọc theo vân gỗ.
- Càng gần thì độ đậm và chi tiết rõ hơn
Xem thêm: Hướng dẫn đánh bóng sáng tối
Lưu ý: Khi thực hiện bước mô tả chất liệu, các bạn cần phải chú ý thật nhiều đến các chi tiết tương phản, highlight, đường tối, phản quang, hình phản chiếu để hoàn thành bài của mình mà không thiếu bất kì thành phần sắc độ nào cả.
Ngoài các chi tiết trên, đặc điểm của từng loại vật liệu các bạn cũng cần tả rõ (vd: gạch: trầy xước, có các đường sọc chạy dọc theo thân gạch, gỗ: chi tiết vân gỗ,..)
Cuối cùng thì chúng ta đã đi qua hết phần 1 của chuỗi bài “Tĩnh vật – phân tích chất liệu” rồi . Mong rằng tips nhỏ này sẽ hữu dụng với các bạn ^^
Học vẽ tại nhà với các tips vẽ do Zest chia sẻ: Tự học vẽ cùng Zest
Tác giả: GV Uyên Nhy – Team Zest luyện thi
Lưu ý: Bài viết thuộc sở hữu trí tuệ của Zest Art, nghiêm cấm sao chép nội dung và hình ảnh dưới mọi hình thức.