Bài viết này mình muốn gửi đến các bạn mới học vẽ và đang học nhập môn hình họa chì với mục đích hướng dẫn các bạn sử dụng họa cụ. Bên cạnh đó Zest cũng giải đáp các các câu hỏi về họa cụ môn hình họa chì của các bạn như: Dòng chì nào xài đậm hơn? Tại sao phải cắt gôm? Tại sao phải gọt chì?…
1. Các họa cụ chúng ta cần phải có với môn HÌNH HỌA CHÌ:
- Chì: Có các dòng chì phổ biến: KOH, Staedtler xanh, Colleen…
- Gôm: Sử Dụng gôm 4B.
- Bảng gỗ A3.
- Giây: Canson A3 mỏng.
- Dao.
- Kẹp giấy/ băng keo giấy.
2. Hướng dẫn sử dụng họa cụ:
Chì: có rất nhiều dòng chì nhưng mình sẽ so sánh 2 loại mà thường được sử dụng nhiều trong bài vẽ của chúng ta nhé.
– KOH:
- Độ đậm: 2B -> 8B.
- Độ cứng: Cứng.
- Màu: Xám đen.
- Giá thành: Trung bình.
– Staedtler xanh:
- Độ đậm: 2B -> 9B.
- Độ cứng: Mềm.
- Màu: Đen.
- Giá thành: Cao.
Gôm: Có 2 cách cắt gôm:
– Cắt gôm nhỏ:
Bước 1: Cắt đôi gôm 4B thành 2 cục gôm nhỏ hình chữ nhật.
Bước 2: Cắt chép cục gôm hình chữ nhật.
– Cắt gôm to: Cắt chéo gôm 4B
Xem thêm: Cách sử dụng và bảo quản màu Poster
– Cách sử dụng:
- Các cạnh của cục gôm dùng để gôm chỉnh chu lại các đường thẳng.
- Các mặt của hình dùng để gôm các vùng lớn.
Giấy: Sử dụng mặt giấy canson có vân, không sử dụng mặt trơn
Bảng gỗ A3: đặt giấy ở mặt màu đen, không sửa dụng mặt gỗ
Dao:
- Tư thế gọt chì: Tay phải cầm dao, tay trái cầm bút (ngón trỏ chạm vào đầu dao để đẩy dao, bốn ngón tay còn lại ôm dọc theo thân bút).
- Hướng dẫn gọt chì: Sử dụng ngón trỏ đẩy dao đi, KHÔNG sử dụng lực ở tay cầm dao để gọt chì.
Kẹp giấy/ Băng keo giấy: Dùng để cố định giấy trên bảng gỗ.
– Kẹp giấy:
- Ưu điểm: Không bị tróc giấy dễ sử dụng.
- Nhược điểm: Để lại vết hằn trên giấy.
– Băng keo giấy:
- Ưu điểm: Sạch, không bị đụng bút chì vào khi đánh nét.
- Nhược điểm: Khi lột băng keo dễ bị làm tróc giấy.
Các bạn cũng có thể thử cả hai loại để xem loại nào phù hợp với mình nha.
3. Lưu ý:
- Đối với các bạn mới bắt đầu học, mình khuyên là các bạn dùng dòng chì KOH vì giá thành rẻ và màu không quá đậm.
=> Giúp bạn làm quen với sắc độ và kiểm soát bài vẽ tốt hơn.
- Khi các bạn có thể điều chỉnh sắc độ tốt rồi thì chúng ta có thể dùng chì đậm hơn như Steadtler để đánh bài. (Theo mình, các chì đậm màu nên sử dụng để nhấn đậm vùng chính để nổi bật bài thôi, không nên dùng đánh hết bài – tránh cháy bài)
Đọc tới đây có lẽ các bạn cũng đã nắm rõ được các cách sử dụng của từng loại họa cụ cho môn học của mình rồi đúng không nào!
Chúc các bạn thành công chinh phục bước đầu của môn học này nhé! Các bạn cũng có thể tham khảo mua họa cụ tại cửa hàng: ZEST Corner
Học vẽ tại nhà với các tips vẽ do Zest chia sẻ: Tự học vẽ cùng Zest
Tác giả: GV Uyên Nhy – Team Zest luyện thi
Cùng xem video “Hướng dẫn sử dụng họa cụ môn hình họa chì” do giảng viên Gia Bảo chia sẻ nhé.
Lưu ý: Bài viết thuộc sở hữu trí tuệ của Zest Art, nghiêm cấm sao chép nội dung và hình ảnh dưới mọi hình thức.