Khi đã hiểu được các khái niệm cơ bản về phối cảnh, chúng ta sẽ tiếp tục bước sâu vào việc ứng dụng các định luật phối cảnh trong môn vẽ. Trong bài viết này, Zest sẽ hướng dẫn các bạn về một khái niệm mới: Đường tầm mắt và đường chân trời – một thứ vô hình nhưng không kém phần quan trọng trong công cuộc gợi tả tính 3D cho một bức tranh.
Đường chân trời – Đường tầm mắt và những tính chất cơ bản của chúng
1. Đường chân trời trong phối cảnh
Là đường phân cách giữa bầu trời và mặt đất, hoặc giữa bầu trời và mặt biển. Và đường chân trời luôn kéo dài liên tục.
Các bạn có thể xem hình minh họa phía dưới để có thể thấy và hiểu vị trí của đường chân trời.
Chú thích: Đường chân trời là đường thẳng màu đỏ
Trong ảnh trên, ở phía xa ta có thể thấy mặt biển và bầu trời được chia cắt bởi 1 đường thẳng, và đường thẳng đó chính là đường chân trời.
Tương tự như trên đất liền, ta vẫn có thể nhìn thấy đường chân trời chia cắt mặt đất và bầu trời thành hai khoảng không gian tách biệt nhau.
Xem thêm: Điểm tụ trong phối cảnh
2. Đường tầm mắt trong phối cảnh
Trong hình minh họa phía dưới, khác với đường chân trời thì đường tầm mắt là đường nằm ngang với mắt người nhìn và song song với mặt đất.
Đường tầm mắt sẽ giúp chúng ta xác định được các diện khác nhau của vật. Để hiểu rõ thêm về công dụng của đường tầm mắt là gì, bạn vui lòng xem những hình minh họa sau đây:
Chú thích: Đường tầm mắt là đường thẳng màu đỏ
Lúc này, đường tầm mắt nằm ở phía trên cao so với khối hộp 1 và 2. Cho nên, chúng ta sẽ thấy được mặt trên của khối 1 và 2 nhưng lại không thấy được mặt trên của khối 3 – do đường tầm mắt nằm ngang khối hộp 3
Đường tầm mắt nằm ngang cả 3 khối hộp -> chúng ta chỉ thấy được mặt trước khối hộp và không thấy được mặt trên.
Đường tầm mắt nằm cao hơn cả ba khối hộp -> chúng ta sẽ thấy được hết các mặt trên của các khối
Xem thêm: Ảnh hưởng góc nhìn trong phối cảnh
Qua những ví dụ minh họa góc nhìn khác nhau của nhân vật, ta có thể rút ra kết luận rằng:
- Đường tầm mắt luôn trùng với đường chân trời tại mọi cao độ của vị trí đôi mắt người nhìn so với mặt đất
- Vị trí của đường tầm mắt sẽ không thay đổi khi ta ngẩn hay cúi đầu – Vị trí đường tầm mắt chỉ thay đổi khi ta thay đổi độ cao của góc nhìn.
Những kiến thức nói trên đều là những điều quan trọng cần phải ghi nhớ khi áp dụng phối cảnh vào bài vẽ. Trong đó, việc xác định đường tầm mắt – đường chân trời là điều kiện tiên quyết ta cần phải thực hiện đầu tiên.
Kiến thức nào cũng đòi hỏi nhiều sự luyện tập để thành thục, do đó, bạn hãy sử dụng bài học này vào đời sống hằng ngày để luyện tập xác định đường tầm mắt – đường chân trời – nhằm cải thiện khả năng tư duy và quan sát, để mau chóng tiến bộ nhé!
Học vẽ và nạp thêm kiến thức về phối cảnh tại nhà với các tips vẽ do Zest chia sẻ: Tự học vẽ cùng Zest
Tác giả: GV Đức Trí – Team Zest luyện thi
Cùng xem thêm video “Hướng dẫn vẽ phối cảnh” do giảng viên Đức Trí chia sẻ nhé.
Lưu ý: Bài viết thuộc sở hữu trí tuệ của Zest Art, nghiêm cấm sao chép nội dung và hình ảnh dưới mọi hình thức.