Để có thể thấy được mọi vật, chúng ta cần có ánh sáng. Tia sáng rọi vào vật và đưa hình ảnh của chúng về mắt ta. Với những nguồn sáng khác nhau sẽ tạo nên những khung cảnh huyền diệu, dù trong thực tế, những vật thể ấy rất bình thường và giản đơn. Khi vẽ bài có thành phần tối trong môn hình họa chì ta nên quan sát và phân tích đặc điểm của luồng sáng và cố gắng miêu tả chúng. Những điểm đặc biệt ấy sẽ khiến cho bức tranh của chúng ta trở nên chân thật hơn. Việc khiến cho bức vẽ trở nên 3D, có chiều sâu đơn giản chỉ là hiểu và tả được sự thay đổi của ánh sáng trên bề mặt vật thể.
Sau khi đã hoàn thành giai đoạn dựng hình, chúng ta sẽ tiến hành đánh bóng. Để có thể đánh bóng, ta cần tìm hiểu các thành phần sáng, tối sau đây.
1. Phần tối – Phần sáng
Đầu tiên, như các bạn có thể thấy ở hình bên dưới, mỗi một vật thể đều có 2 thành phần sắc độ, đó là: Phần sáng và phần tối.
Xem thêm: Hướng dẫn cách đánh bóng sáng/ tối trong hình họa chì
2. Phần tối vật – Bóng đổ
Kế đến, chúng ta sẽ đi sâu vào phần tối và tìm hiểu trong phần tối sẽ có các thành phần nào.
Ta sẽ có 2 phần tối chính:
- Phần tối của vật: Là phần vật không nhận được ánh sáng
- Phần bóng đổ: Là phần tối được tạo nên do không nhận được ánh sáng bởi vì bị một vật thể ngăn chặn
3. Đường tối
Cạnh chuyển sắc từ phần tối sang phần sáng sẽ được gọi là: Ranh giới giữa vùng sáng và tối– hay còn được biết đến bằng cái tên khác: Đường tối. Ngoài ra, chúng ta có thể xác định được đường tối dựa vào việc quan sát và hiểu được phần nào của vật đang không hướng về nguồn sáng.
Xem thêm: Cách đánh bóng nền hiệu quả
4. Phản quang
Phần tối của vật sẽ không đen hoàn toàn một mảng đen, thay vào đó sẽ có các mảng sắc độ đậm/nhạt khác nhau. Do những tia sáng từ nguồn sáng sẽ không dừng lại khi chạm vào một vật thể, mà sẽ tiếp tục phản xạ ánh sáng và tối, phản xạ ánh sáng vào phần tối của vật thể.
Lúc này, ta sẽ gọi vùng được phản xạ ánh sáng là phản quang.
5. Bóng khe
Ánh sáng phản quang không chỉ ảnh hưởng đến phần tối của vật, mà cũng ảnh hướng đển cả phần bóng đổ. Càng gần vị trí tiếp xúc, chạm nhau giữa vật và mặt đất thì phần bóng đổ sẽ càng đậm. Vùng này sẽ được gọi là bóng khe. Đây sẽ là vị trí tối nhất trong phần bóng đổ.
Qua những kiến thức phía trên, chúng ta sẽ đút kết lại như sau:
Phần tối của vật thể có 2 phần chính:
- Phần tối:
+ Đường tối
+ Phản quang - Bóng đổ: + Bóng khe
Và trước khi tìm hiểu về phần sáng của vật, chúng ta hãy cầm bút và giấy lên để bắt đầu áp dụng những kiến thức vừa học ngay nào.
Học vẽ tại nhà với các tips vẽ do Zest chia sẻ: Tự học vẽ cùng Zest
Tác giả: GV Đức Trí– Team Zest luyện thi
Lưu ý: Bài viết thuộc sở hữu trí tuệ của Zest Art, nghiêm cấm sao chép nội dung và hình ảnh dưới mọi hình thức.