Từ trước đến nay, yếu tố màu sắc đóng vai trò chủ chốt để tạo nên một bài Trang trí màu tốt và ấn tượng. Có thể nói, màu sắc hài hòa, trong trẻo sẽ để lại ấn tượng tốt cho một bài thi, vừa làm bài vẽ chỉnh chu vừa thuận mắt hơn. Vậy thực chất màu trong và màu đặc là gì? Làm sao để kiểm soát được các yếu tố này? Hãy cùng Zest tìm hiểu nhé!
1. Màu trong – màu đặc là gì?
Về khái niệm màu trong màu đặc, đây là độ đục (opacity) của mảng màu có được khi ta tô các mảng chồng lớp, tạo hiệu ứng trong trẻo hay đặc. Chúng ta có thể tưởng tượng màu trong chính là các tấm kính màu trong suốt, còn màu đặc như các chất liệu thông thường (vải, nhựa,…) có độ đục. Khi chồng các mảng đặc lên nhau sẽ không thấy mảng phía dưới, còn mảng trong khi chồng lên sẽ tạo ra mảng trung gian có màu sắc độ và cường độ theo từng trường hợp làm tạo cảm giác xuyên thấu.
2. Các trường hợp màu trong
- Trên nền tối: Khi hai mảng trong suốt trên nền tối, mảng trung gian sẽ sáng hơn, tươi hơn, màu sắc trung hòa giữa hai màu gốc.
- Trên nền sáng: Khi hai mảng trong suốt trên nền sáng, mảng trung gian sẽ tối hơn, trầm hơn, màu sắc vẫn trung hòa giữa hai màu gốc.
Ví dụ: Khi có nền tối là XANH ĐEN, hai mảng lần lượt là XANH LÁ trầm và XANH DƯƠNG trầm, mảng giao sẽ là XANH NGỌC tươi và sáng hơn.
=> NGUYÊN TẮC: Từ hai trường hợp trên, ta có thể rút ra một nguyên tắc cơ bản để tạo màu trong đó là “Khi giao mảng 1 vào mảng 2 sáng/tối hơn nền mảng 1 đang nằm trên thì mảng giao sẽ cùng lúc sáng/tối hơn”.
3. Các yếu tố bổ trợ màu trong và tips tạo màu trong
- Màu sạch: là một yếu tố quan trọng khi tô màu. Nếu màu bị bẩn do nhiễm các màu cũ, màu thừa từ mảng trước, màu sẽ bị xám, dơ và không đều nên khó thể hiện màu trong. Do đó hãy làm các điều sau khi tô màu:
- Khi tô màu, hãy phân loại các gam màu sáng/tối để tô chung. Khi tô hết mảng màu tối, hãy rửa ly nước và cọ thật sạch và tiếp tục với những màu sáng. Việc này sẽ hạn chế màu bị nhiễm bẩn ngay lúc tô, giúp tô đúng màu mình mong muốn và trong trẻo hơn.
- Khi lấy màu, hãy dùng bay để lấy và lau sạch bay mỗi khi lấy xong. Như thế sẽ tránh trường hợp màu nhiễm bẩn trong hũ.
- Chuyển màu hài hòa: Để có màu trong trẻo, không thể bỏ qua yếu tố chuyển màu. Về cách thức chuyển màu đúng và hài hòa, bạn có thể tham khảo “chuyển màu hòa sắc trong môn trang trí màu” nhé.
- Ke màu cẩn thận: Ke màu cũng giúp bài trong gọn gàng và chỉnh chu hơn. Tương tự với chuyển màu, đây là một kỹ năng có nhiều chi tiết và được viết đầy đủ ở “hướng dẫn ke nét trong môn trang trí màu”.
Bài viết tuy ngắn nhưng mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn trong vấn đề xử lý kỹ thuật màu sắc, từ đó nâng cao kỹ năng và luyện tập thật tốt nhé!
Bạn có thể tham khảo thêm các bài hướng dẫn vẽ trang trí màu tại: Tự học vẽ cùng Zest
Tác giả: GV Nhã Linh – Team Zest Luyện thi
Lưu ý: Bài viết thuộc sở hữu trí tuệ của Zest Art, nghiêm cấm sao chép nội dung và hình ảnh dưới mọi hình thức.