Bài viết này Zest xin gửi đến các phụ huynh có con đang và chuẩn bị học vẽ với mục đích hướng dẫn các trẻ sử dụng họa cụ đúng cách. Zest sẽ giải đáp các câu hỏi về họa cụ như: Cách cầm bút như thế nào? Khi tô màu cần lưu ý những gì?… Cùng mình tìm hiểu thêm về cách sử dụng họa cụ cho trẻ nhé.
Để trẻ có thể thỏa sức sáng tạo tại “Xưởng sáng tạo KHỎE”, Zest đã gói gọn toàn bộ dụng cụ cần thiết trong bộ họa cụ mang tên “Cọ nhí”. Quý phụ huynh có thể tham khảo bộ họa cụ “Cọ nhí” tại Zest Corner.
1. Màu poster là màu gì?
Màu poster là một loại màu làm từ bột màu (pigment) và được pha với chất kết dính dễ hoà tan trong nước, màu poster là loại màu gốc nước.
- Các đặc điểm của màu poster:
- Màu poster ở dạng sền sệt hơi đặc, thường được đựng trong lọ.
- Thời gian khô nhanh.
- Khi pha màu và tô ta có thể nhận thấy màu có độ đục khá cao.
- Màu có một chút mùi “đặc trưng”.
- Với tác phẩm sử dụng màu poster, khi trưng bày trong một thời gian dài cần phải lồng khung.
- Màu không thể chống nước hoặc chống ẩm.
2. Hoạ cụ
Là những dụng cụ cần thiết trong việc vẽ tranh. Hoạ cụ chúng ta thường gặp gồm: giấy, bút, màu, cọ, giá vẽ, canvas, lụa, gỗ, kính…
Zest sẽ giới thiệu một số hoạ cụ cơ bản cho bé:
Một số loại cọ cơ bản cho bé: Khi trẻ mới tiếp xúc với mỹ thuật ta nên sử dụng 2 loại cọ cơ bản là cọ đầu vuông và cọ đầu nhọn.
3. Cách cầm cọ và bút
Khi mới bắt đầu làm quen với việc sử dụng cọ, ta nên hướng dẫn trẻ cầm theo 2 cách: cầm cọ như cầm bút khi viết và cầm cọ nới lỏng lòng bàn tay.
Xem thêm: 5 Tips giúp bé vẽ màu nước tốt hơn
4. Cách lấy màu từ trong lọ và pha màu
Nghiêng hũ màu vừa phải và dùng mũi của bay màu để lấy màu ra khỏi hũ và để vào bảng pha màu. Lấy một lượng màu vừa đủ dùng không lấy quá nhiều. Sau khi lấy xong đóng nắp màu lại tránh để màu bị khô.
Pha màu với một ít nước sao cho màu không quá lỏng cũng không quá đặc. Giúp màu mượt hơn khi tô, tránh trường hợp bị khô hoặc vón cục.
5. Những lưu ý khi tô màu
Cách tô màu: Tô viền xung quanh cho vùng muốn tô trước sau đó bắt đầu tô vào trong, giúp chúng ta giảm được việc tô lem ra ngoài. Nét cọ thẳng, không quẹt cọ nhiều lần ở một vùng sẽ làm sờn và bong giấy. Cho cọ ngấm màu với một lượng màu vừa phải, không quá nhiều cũng không để cọ bị khô.
Cách chuyển màu: Không tách riêng những vùng màu muốn chuyển, sẽ tạo cảm giác khô khan. Tô lớp màu thứ nhất, sử dụng cọ và màu ở lớp màu thứ hai tô đè lên một phần nhỏ của lớp màu thứ nhất, hoà hai màu với nhau tạo thành lớp chuyển. Tương tự ở các lớp màu tiếp theo.
6. Bảo quản hoạ cụ
– Sau khi sử dụng xong, rửa lại với nước sạch.
+ Với bảng pha màu, dùng nước và dụng cụ lấy đi phần màu còn dính trên bảng pha màu. Nếu dính màu nhiều và khô có thể ngâm với nước trước khi rửa.
+ Với cọ, rửa lại với nước sạch, chú ý ở các phần gần búi cọ, màu có thể bị kẹt ở các khớp nối giữa lông cọ với thân. Vệ sinh cọ sạch sẽ giúp chúng ta tránh được việc màu bị dơ ở những lần sử dụng sau do màu thừa bị hoà với màu mới.
+ Với lọ màu, sau khi sử dụng xong chúng ta đóng nắp lại ngay không để màu bị khô. Có những lọ màu có phần bột màu và phần chất kết dính bị tách ra, chúng ta dùng bay pha màu trộn đều trước khi sử dụng.
Đọc tới đây có lẽ quý phụ huynh đã có thể hướng dẫn các trẻ cách sử dụng từng loại họa cụ cho môn vẽ rồi đúng không nào!
Quý phụ huynh cũng có thể tham khảo mua họa cụ cho trẻ tại cửa hàng: ZEST Corner. Tại đây có đầy đủ các loại họa cụ phục vụ việc học vẽ cho trẻ.
Học vẽ tại nhà với các tips vẽ do Zest chia sẻ: Tự học vẽ cùng Zest
Tác giả: GV Trần Ngọc Trâm – Team Zest Mỹ thuật thiếu nhi